Độ mặn bao nhiêu thì tưới cây được? Hướng dẫn đo độ mặn nước tưới cây chính xác

Trong nông nghiệp, chất lượng nguồn nước tưới cây đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo cây trồng phát triển khỏe mạnh. Một trong những yếu tố cần kiểm soát chính là độ mặn của nước tưới. Vậy, độ mặn bao nhiêu thì tưới cây được? Bài viết dưới đây Extech sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên, đồng thời hướng dẫn cách đo độ mặn nước tưới một cách chính xác và hiệu quả.

Độ mặn bao nhiêu thì tưới cây được?

Việc đảm bảo chất lượng nước tưới là yếu tố quan trọng giúp cây trồng phát triển tốt và đạt năng suất cao. Vậy độ mặn bao nhiêu thì tưới cây được? Theo như báo cáo của các nghiên cứu khoa học cho thấy, độ mặn nằm trong khoảng >1 ppt hoặc <2 ppt thì tưới nước sẽ giúp cây trồng tăng khả năng sinh trưởng tốt và cho năng suất thu hoạch cao, đặc biệt là trong sản xuất hoa quả.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mỗi loại cây có khả năng chịu mặn khác nhau, vì vậy tiêu chuẩn độ mặn phù hợp cũng sẽ thay đổi theo đặc điểm sinh lý và môi trường canh tác của từng loại. Do đó, người canh tác nên tìm hiểu kỹ lưỡng và áp dụng ngưỡng độ mặn thích hợp cho cây của mình để đảm bảo quá trình phát triển và sinh trưởng bền vững.

do man bao nhieu thi tuoi cay duoc
Độ mặn bao nhiêu thì tưới cây được?

Mức độ chịu mặn của từng nhóm cây

Do mỗi loại cây có khả năng thích nghi với mức độ muối khác nhau, việc phân nhóm chúng theo khả năng chịu mặn sẽ hỗ trợ bà con nông dân đưa ra lựa chọn chính xác. Dưới đây là phân loại các nhóm cây dựa trên ngưỡng chịu mặn:

  • Nhóm cây chịu mặn kém: Cây măng cụt, sầu riêng, mai… có độ mặn khuyến nghị tối đa dưới 0.5‰ (tương đương khoảng 500 mg/l đối với một số chỉ tiêu khác, tùy vào điều kiện cụ thể). Những cây này rất nhạy cảm với muối, do đó, nếu độ mặn của nước khi tưới cây ở mức cao, chúng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sinh trưởng.
  • Nhóm cây chịu mặn yếu: Lúa, bắp, đậu, cam, quýt… có độ mặn khuyến nghị khoảng 2‰ (2000 mg/l). Ở mức độ mặn này, cây có thể chịu đựng được nhưng vẫn cần quản lý chặt chẽ nguồn nước tưới.
  • Nhóm cây chịu mặn trung bình: Cà chua, ớt, bầu, bí, chuối, mía, bưởi, chanh… với độ mặn khuyến nghị từ 2 – 4‰ (2000 – 4000 mg/l). Nhóm này có khả năng thích nghi với môi trường nước có một lượng muối nhất định, tuy nhiên, vượt quá ngưỡng sẽ làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng.
  • Nhóm cây chịu mặn khá: Xoài, sapo, mãng cầu Xiêm, dừa… có độ mặn khuyến nghị từ 3 – 8‰ (3000 – 8000 mg/l). Những cây này có khả năng chịu mặn tốt hơn, nên khi nguồn nước có độ mặn cao, chúng có thể phát triển ổn định hơn.
muc do chiu man cua cay cam
Mức độ chịu mặn của cây cam

Tầm quan trọng của việc tưới nước phù hợp cho cây

Tưới nước phù hợp không chỉ đơn thuần là cung cấp độ ẩm cần thiết cho cây mà còn có tác động trực tiếp đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của chúng. Khi nước tưới chứa muối vượt quá ngưỡng cho phép, muối sẽ tích tụ trong đất, làm giảm khả năng thoát nước và cản trở sự phát triển của rễ cây. 

Hơn nữa, muối gây ra hiện tượng “nghẹt muối” khiến cây không thể hấp thu đủ nước, dẫn đến lá vàng, chết rụng và giảm năng suất. Kết quả là chất lượng sản phẩm từ cây trồng sẽ giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế nông nghiệp. 

Vì vậy, việc kiểm soát độ mặn phù hợp để tưới cây không chỉ bảo vệ sức khỏe cây trồng mà còn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Cách đo độ mặn nước tưới cây đơn giản và chính xác

Để xác định độ mặn của nước tưới cây, bạn có thể sử dụng các thiết bị đo chuyên dụng như máy đo độ mặn hay bút đo độ mặn. Dưới đây là các bước hướng dẫn đo độ mặn cụ thể:

Bước 1: Bạn lấy một mẫu nước tưới từ nguồn đang sử dụng, đảm bảo cốc không bị dơ bẩn để không làm sai lệch kết quả đo. Đổ mẫu nước vào cốc nhựa sạch.

Bước 2: Bật máy đo và đặt đầu cảm biến của thiết bị vào mẫu nước trong cốc và chờ 5 giây để có kết quả.

Bước 3: Ghi lại và đọc kết quả hiển thị trên màn hình

Lưu ý: Luôn đảm bảo máy ở chế độ đo với đơn vị ppt để kết quả được chính xác.

Sau khi sử dụng, nhớ vệ sinh điện cực và bảo quản thiết bị đúng cách để tránh sai số trong các lần đo sau.

cach do do man nuoc tuoi cay
Cách đo độ mặn nước tưới cây

Các giải pháp phòng ngừa nước bị nhiễm mặn

Để đảm bảo nguồn nước tưới luôn đạt chất lượng an toàn và không gây hại cho cây trồng, việc phòng ngừa hiện tượng nhiễm mặn là điều cần thiết. Dưới đây là một số giải pháp hiệu quả giúp bạn bảo vệ nguồn nước ngọt và duy trì điều kiện tưới cây tối ưu cho cây trồng:

  • Thiết lập hệ thống tưới cây sử dụng nguồn nước ngọt an toàn, đảm bảo không lấy nước từ vùng đất có nguy cơ nhiễm mặn, nhằm bảo vệ cây trồng khỏi tác động của muối.
  • Xây dựng hồ chứa, kênh mương hoặc các hệ thống lưu trữ nước để tích trữ nước ngọt dự phòng, đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho cây trồng trong mùa khô và khi nguồn nước tự nhiên có độ mặn cao.
  • Việc tỉa cành, lá giúp giảm bề mặt phơi, từ đó hạn chế tốc độ bốc hơi nước và lượng muối tích tụ trên lá, góp phần duy trì độ ẩm cho cây trồng.
  • Sử dụng vật liệu che chắn như rơm rạ, cỏ mạ hoặc bọc đất quanh gốc cây để giữ ẩm, giảm bốc hơi nước và giúp cây hấp thu đủ dinh dưỡng, ngay cả khi nguồn nước tưới có chút độ mặn.
  • Thường xuyên đo độ mặn của nước tưới và đất trồng để phát hiện sớm hiện tượng nhiễm mặn. Qua đó, có thể kịp thời áp dụng các biện pháp xử lý hoặc điều chỉnh nguồn nước tưới phù hợp với ngưỡng an toàn cho từng loại cây.
giai phap phong ngua nuoc bi nhiem man
Giải pháp phòng ngừa nước bị nhiễm mặn

Hy vọng qua bài viết của Extech, bạn đã có được câu trả lời rõ ràng cho thắc mắc “độ mặn bao nhiêu thì tưới cây được?”. Ngoài ra giúp bạn nắm được cách đo độ mặn nước tưới cây một cách đơn giản, chính xác và nắm bắt được các giải pháp phòng ngừa nước nhiễm mặn. Hãy thường xuyên kiểm tra chất lượng nước tưới để đảm bảo cây trồng phát triển tốt và đạt năng suất cao nhất.