Máy đo độ dẫn điện
Trong nhiều ngành công nghiệp lẫn đời sống sinh hoạt hàng ngày, việc xác định độ dẫn điện để biết được mức độ tạp chất của nguồn nước đang sử dụng là rất cần thiết. Để làm được điều đó, cần có máy đo độ dẫn điện chuyên dụng cho kết quả chính xác và đảm bảo độ an toàn. Tất cả những thông tin cần thiết liên quan đến loại máy này đều sẽ được cung cấp chi tiết tại bài viết dưới đây. Cùng theo dõi nhé!
Tìm hiểu về độ dẫn điện là gì?
Độ dẫn điện trong dung dịch (ký hiệu là EC) là khả năng dẫn điện của dung dịch đó qua một khoảng cách nhất định, đơn vị đo là Siemens/cm.
1 mS/cm = 1000 µS/ cm
Trong dung dịch, những chất có khả năng điện li mạnh sẽ có tính dẫn điện càng cao. Ví dụ như muối NaCl, những ion Na+ hay Cl- này làm cho dung dịch có tính dẫn điện cao.
Độ dẫn điện của một số loại nước đặc trưng như sau: Nước biển: 5S/m, Nước uống thông thường: 0.005 – 0.05S/m, Nước tinh khiết: 5.5 – 6S/m.
Chỉ số EC là gì?
EC (Electro-Conductivity) là chỉ số diễn tả tổng nồng độ ion hòa tan trong dung dịch. Chỉ số này không diễn tả nồng độ của từng chất trong dung dịch, cũng không thể hiện mức độ cân bằng của các chất dinh dưỡng trong dung dịch.
Độ dẫn điện của nước (EC) là khả năng thực hiện hoặc truyền điện, nhiệt, âm thanh của nước. Độ dẫn điện của nước được đo bằng μS/cm và mS/cm.
Chỉ số TDS là gì?
TDS (Total Dissolved Solids) là chỉ số đo tổng lượng chất rắn hoà tan, tổng số các ion mang điện tích bao gồm khoáng chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong một khối lượng nước nhất định.
TDS thường được biểu thị bằng hàm số ml/L hoặc ppm (Parts Per Million). 1 ppm tương ứng với 1mg chất rắn hòa tan trong một lít nước.
Khái niệm máy đo độ dẫn điện
Đây là một thiết bị được dùng để đo độ dẫn EC, hay nói cách khác là đo công suất của ion trong dung dịch mang dòng điện.
Thiết bị này có cấu tạo cơ bản gồm hai thành phần chính là bộ hiển thị và đầu dò. Trên bộ hiển thị có các nút chức năng để thay đổi dải đo, đơn vị đo, cài đặt các thông số nhiệt độ tham chiếu, hiệu chuẩn theo dung dịch. Ngoài ra, một số thiết bị còn có thể kết hợp điện cực đo độ dẫn và điện cực pH để tăng tính tiện dụng.
Nguyên lý hoạt động
Điện cực đo gồm hai cực làm bằng Platinum cách nhau một khoảng 1cm. Hai cực này được cấp một điện áp xoay chiều và mạch đo cường độ dòng điện để đo lượng điện tích di chuyển giữa hai cực. Sau đó đưa về bộ hiển thị để chuyển đổi thành giá trị đo độ dẫn điện.
Phân loại máy đo độ dẫn điện
Hiện nay, trên thị trường có hai dòng máy đo EC chính là loại tiếp xúc và cảm ứng.
Bút đo độ dẫn điện tiếp xúc
Với loại máy này, các điện cực đo độ dẫn điện sẽ tiếp xúc trực tiếp với dung dịch. Điện cực của thiết bị sử dụng điện áp xoay chiều, cho phép các ion trong dung dịch di chuyển qua lại giữa các điện cực. Từ đó tạo ra một dòng điện được đo và chuyển đổi thành phép đo độ dẫn điện.
Ưu điểm của thiết bị này là rất hiệu quả để đo các dung dịch có tính dẫn điện kém, có rất ít hạt rắn có thể tập trung xung quanh điện cực và tham gia vào việc đo lường. Ví dụ như đo nước tinh khiết…
Máy đo độ dẫn điện cảm ứng
Loại máy này được dùng để đo các dung dịch có độ dẫn điện cao hoặc dung dịch sẽ ăn mòn điện cực, chứa lượng lớn hạt rắn. Cảm biến trên thiết bị sử dụng hai cuộn dây bọc trong thân nhựa. Dòng điện khi chạy qua một cuộn dây sẽ tạo ra dòng điện chạy qua cuộn dây còn lại. Cường độ dòng điện gây ra phụ thuộc vào độ dẫn điện của dung dịch.
Ứng dụng của máy đo độ dẫn điện
Hiện nay, nhu cầu đo lường và kiểm soát chất lượng dung dịch cũng như độ dẫn điện của nó rất quan trọng. Độ dẫn điện càng thấp thì dung dịch càng tinh khiết, càng ít tạp chất. Chính vì thế, thiết bị này ngày càng được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Cụ thể:
– Trong y tế, nguồn nước đòi hỏi phải đáp ứng nhiều chỉ tiêu nghiêm ngặt hơn bao giờ hết. Trong đó, độ dẫn điện phải rất nhỏ (thường nhỏ hơn 1μS/cm hoặc 0.1μS/cm).
– Trong ngành công nghiệp thực phẩm, nguồn nước đầu vào để cho ra các sản phẩm chất lượng cũng đòi hỏi độ dẫn điện rất thấp.
– Trong ngành công nghiệp sản xuất linh kiện bán dẫn, nguồn nước dùng trong các khâu xử lý cũng đòi hỏi mức trở kháng rất cao. Độ dẫn điện cũng là một thông số đo lường bắt buộc trong việc kiểm tra nước xả thải ra ngoài ở các nhà máy, khu công nghiệp.
– Trong nuôi trồng thủy hải sản, độ dẫn điện của nguồn nước cũng là một yếu tố rất quan trọng cần được giám sát thường xuyên. Ngoài ra, độ dẫn điện cũng phản ảnh nồng độ các chất hòa tan trong dung dịch.
Hướng dẫn cách sử dụng máy đo độ dẫn điện
Đây là một trong những phương pháp phổ biến để xác định nồng độ của các chất tan trong dung dịch, đặc biệt là các chất điện giải. Thao tác sử dụng thiết bị đo độ dẫn điện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ cần thiết
Bao gồm: Máy đo độ dẫn điện, Điện cực đo độ dẫn điện, Nguồn điện, Dung dịch chuẩn.
Lấy mẫu dung dịch cần đo và đánh dấu tên, nồng độ chính xác. Nếu cần, pha loãng dung dịch mẫu để đảm bảo độ dẫn điện không quá cao.
Bước 2: Kết nối thiết bị và thực hiện đo
Tiến hành nối điện cực đo độ dẫn điện vào thiết bị đo theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau đó kết nối nguồn điện vào máy đo độ dẫn điện và đảm bảo nó được kích hoạt.
Đặt điện cực đo độ dẫn điện vào trong dung dịch mẫu và chờ đợi cho đến khi giá trị độ dẫn điện ổn định. Ghi lại giá trị độ dẫn điện của dung dịch mẫu trên màn hình hiển thị.
Tính toán nồng độ của các chất tan trong dung dịch bằng cách sử dụng phương trình tính toán đã được xác định trước đó hoặc tham khảo các bảng nồng độ chuẩn.
Máy đo độ dẫn điện Extech có tốt không?
Extech là thương hiệu thiết bị đo lường điện hàng đầu đến từ Mỹ, chuyên nghiên cứu và sản xuất các thiết bị đo chất lượng, độ bền cao. Tiêu biểu trong số các sản phẩm đó phải kể đến dòng bút đo độ dẫn điện.
Thiết bị được sử dụng phổ biến trong kiểm tra quy trình sản xuất hệ thống RO, hệ thống nước làm lạnh. Hoặc đo mức độ tạp chất có trong nước thải, nước công nghiệp, nước lò hơi, kiểm tra độ dẫn của nước tinh khiết.
Máy đo độ dẫn điện Extech được thiết kế cảm biến cực nhạy với điện cực chất lượng cao, cộng thêm khả năng tự động bù trừ nhiệt độ. Không cần phải hiệu chỉnh máy về ban đầu sau mỗi lần đo như các thiết bị khác, tất cả sẽ được tự động làm sạch.
Ngoài ra bạn còn có thể đặt mật khẩu cho máy để bảo mật dữ liệu đo an toàn. Trên thiết bị còn có hiển thị thông báo khi đang ở chế độ rửa. Màn hình LCD sắc nét giúp đọc kết quả rõ ràng chính xác.
Đặc biệt, thiết bị không bị ảnh hưởng khi nhiễu điện. Chất liệu vỏ bọc cao cấp có khả năng chống thấm nước dựa trên công nghệ IP67.
Địa chỉ mua máy đo độ dẫn điện Extech
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp thiết bị đo dẫn điện với đa dạng chủng loại, mẫu mã kèm theo đó là chất lượng không thể đảm bảo. Vậy nên để chắc chắn mua được hàng chính hãng, có chế độ bảo hành tốt nhất… Bạn hãy lựa chọn webiste extech.vn – Đơn vị chuyên phân phối sản phẩm của thương hiệu Extech tại thị trường Việt Nam nhiều năm qua.
Tại cửa hàng hiện đang có nhiều model máy đo độ dẫn điện chất lượng tốt nhất của Extech như: Extech EC150, Extech 600, Extech EC0, Extech EC410… Bạn cũng có thể liên hệ qua hotline để được nhân viên tư vấn tận tình. Cam kết giúp bạn lựa chọn được một thiết bị phù hợp nhất cùng mức giá tốt nhất.
Kết luận
Việc xác định độ dẫn điện của dung dịch, nước có ý nghĩa rất quan trọng. Do đó, hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn biết được cách lựa chọn máy đo độ dẫn điện phù hợp với mục đích sử dụng. Nếu còn thắc mắc về chủ đề này, hãy liên hệ với extech.vn để được giải đáp chi tiết hơn nhé!